Series phim Học Viện Những Thiên Tài Nhí là những câu chuyện được đề cập dung dị, gần gũi với đời thường, nhưng cách xử lý là kinh nghiệm được đúc kết, học hỏi từ cách giáo dục của nhiều nước tiên tiến như Nhật Bản, Úc, Anh, Pháp, Mỹ... Mong muốn của êkíp sản xuất là từ mỗi tập phim, các bé sẽ ứng dụng thế nào ngoài thực tế.
Đây là dự án dài hơi dành cho giáo dục do MC, diễn viên Trúc Thy viết kịch bản. Các tập tiếp theo của phần 2 bao gồm: Mẹ là quê hương, Tự lập để thành công, Học đàn hay chơi game, Bảo vệ bản thân, Đâu là tài năng của con cũng được viết ra từ trải nghiệm khắp nơi trên thế giới của Trúc Thy về giáo dục.
Từ các bài học, các kỹ năng ở các lớp học của Ngôi Nhà Tuổi Thơ đến các chi tiết nhỏ nhất về kịch bản trong Học Viện Những Thiên Tài Nhí, diễn viên, CEO Trúc Thy cũng chăm chút để truyền tải được hết những nội dung mà mình muốn gửi gắm cho phụ huynh và học sinh.
Ở các nước có nền giáo dục phát triển việc chú trọng về giáo dục đạo đức, kỹ năng luôn được đặt lên hàng đầu. Không chỉ từ gia đình, nhà trường mà còn bởi xã hội. Không chỉ trong sách vở mà còn diễn ra ngay trong các hoạt động hàng ngày. Trong quá trình học và chơi, trẻ được hướng dẫn và nhắc nhở sử dụng các lời “cảm ơn” và “xin lỗi” trong các tình huống phù hợp. Thông minh, học giỏi là một điều tốt, nhưng quan trong hơn là cần có nhân cách tốt.
Phương pháp giáo dục nuôi dưỡng tâm hồn, nuôi dưỡng tình yêu thương đến mọi người, nuôi dưỡng ước mơ, ý chí sẽ làm cơ sở, hướng đến việc giáo dục toàn bộ nhân cách và phát triển cân bằng hai bán cầu não.Việc giáo dục phát triển não không phải chỉ là việc tập trung vào thành tích học tập của trẻ, mà là trẻ được phát triển tâm trí một cách nhẹ nhàng và hài hòa, sẽ biểu lộ sự nhạy cảm đa dạng, về lòng nhân ái, trí tưởng tượng và sự sáng tạo.
Hay việc giáo dục cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ tính tự lập, tôn trọng tự do cá nhân, vai trò cá nhân, thông qua việc tự đứng lên khi vấp ngã, tham gia dã ngoại mà không cần cha mẹ bên cạnh, con được quyết định mọi vần đề liên quan đến bản thân và phải tự chịu trách nhiệm về những lựa chọn đó. Đó là hình ảnh Hiểu Anh phải tự đứng lên và tiếp tục những bước đi của mình trên sân khấu khi trình diễn, là Sushi phải lựa chọn và quyết định sẽ tiếp tục chơi game hay học đàn piano.
Với các học trò của mình cô giáo Trúc Thy luôn yêu thương một cách nghiêm khắc, đối với một số phụ huynh có thể cho là vô tâm nhưng Trúc Thy luôn giữ vững nguyên tắc trong giáo dục của mình là “Trên đời này, con chỉ có thể dựa vào bản thân mình, cho dù là người thân nhất cũng không nên ỷ lại”, chỉ có như vậy mới rèn luyện được khả năng tự lập, sinh tồn, không ỷ lại, dựa dẫm vào người khác và trở thành một cá thể độc lập trong xã hội. Đó cũng là thông điệp mà Học Viện Những Thiên Tài Nhí hy vọng sẽ truyền tải được đến các bé qua việc Nguyễn Khang đi lạc trong công viên và gặp người xấu.
Qua những tập phim, đặc biệt là tập 10 khi đưa phương pháp sinh trắc dấu vân tay vào nội dung kịch bản Trúc Thy hy vọng bằng việc cha mẹ biết được nhiều kiến thức, sẽ giúp trẻ tìm ra được cái mà chúng thích và như thế sẽ có thêm nhiều trẻ em được hạnh phúc, được sống với đam mê và sáng tạo.
Các hoạt động trình diễn trên sân khấu, đi dã ngoại, biểu diễn văn nghệ, tham gia các lễ hội và sự kiện, những buổi giao lưu và các hoạt động triển lãm nghệ thuật… thông qua các hoạt động này trẻ sẽ học được cách để luôn cư xử như những công dân mẫu mực và tự lập trong những hành động nhỏ nhất.
Mọi đứa trẻ khi mới sinh ra đều như nhau, nhưng tại sao lại có trẻ sau này thành những bậc anh tài, trong khi có nhiều trẻ chỉ trở thành những người bình thường. Đối với trẻ em, môi trường sống có vai trò tác động rất lớn, điều quan trọng nhất không phải là tài năng thiên phú mà là phương pháp giáo dục và môi trường sống.
Tập 1: Văn hóa xếp hàng
Tập 2: Cảm ơn và xin lỗi
Tập 3: Không xả rác
Tập 4: Cây đàn bỏ quên
Tập 5: Văn hóa ăn uống
Tập 6: Mẹ là quê hương
Tập 7: Tự lập mới thành công
Tập 8: Học đàn hay chơi game
Tập 9: Bảo vệ bản thân
Tập 10: Đâu là tài năng của con
G.T